Trương Đăng Quế (quan nhà Nguyễn 03/12/1793 –
03/1865) thắng sứ thần nhà Thanh (Trung Hoa) trong 2 trận giao đấu cờ tướng tại
hành cung Thăng Long (Hà Nội) năm 1842 và Kinh đô Phú Xuân (Huế) năm 1849.
Trương Đăng Quế sinh ngày 01/11 năm Quý Sửu
(03/12/1793) tại làng Mỹ Khê huyện Bình Sơn (nay thuộc xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh),
tỉnh Quãng Ngãi. Tiên tổ của ông người huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Năm Lê Hy
Tông thứ 10 (1622), tổ đời thứ 6 là Trương Đăng Tường và Nam, làm quan đến Cai
quản, tước Nham Lĩnh bá. Nhân thế, ông Trường làm nhà ở làng Mỹ Khê. Trải qua 4
đời truyền nối làm quan, đến đời cha ông Quế là Trương Đăng Phác, làm tri phủ
cho triều Tây Sơn. Vợ ông Phác là bà Đỗ Thị Thiết, sinh hạ được 8 người con (4
trai, 4 gái), trong đó Trương Đăng Quế là người con thứ 5.
Thuở nhỏ, Trương Đăng Quế có tiếng là văn hay. Năm
1901, khi ông lên 8 tuổi thì cha mất. Tuy nhiên, nhờ chăm học, năm Gia Long thứ
18 (Kỷ Mão, 1819), ông đỗ Hương tiến (tức Cử nhân, đây là học vị cao nhất lúc bấy
giờ). Theo sử nhà Nguyễn thì ông chính là người “đầu tiên” ở Quảng Ngãi đạt học
vị này.
Trương Đăng Quế tự: Diên Phương, hiệu Đoan Trai, biệt
hiệu: Quảng Khê; là danh thần trải 4 triều: Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự
Đức trong lịch sử Việt Nam. Trong 43 năm làm quan ông có 20 năm giữ trọng trách
lớn (có 2 lần nhận di chiếu tôn phò vua mới). Ngoài ra, ông còn là nhà thơ, nhà
sử học, danh thủ cờ tướng, là thầy học của vua Thiệu Trị và một số quý tộc nổi
tiếng khác, trong đó có Tùng Thiện vương và Tuy Lý vương.
Ông được chọn giao đấu cờ tướng với sứ thần nhà
Thanh là Bảo Thanh tại hành cung Thăng Long vào năm 1842 (Thiệu Trị năm thứ 2).
Sau khi lên ngôi, Tự Đức phong ông là Công chính điện
đại học sĩ, tấn phong tước Tuy Thạnh Quận Công. Năm Tự Đức thứ 2(1849), bắt đầu
đặt viện Tập hiền, Trương Đăng Quế được cử làm Kinh diên giảng quan. Cũng vào
năm ấy tại Kinh đô Phú Xuân (Huế) lại diễn ra trận giao đấu cờ tướng giữa
Trương Đăng Quế và Lao Sùng Quang, sứ thần nhà Thanh.
Năm 1860, Trương Đăng Quế xin nghỉ hưu. Sau, Trương
Đăng Quế còn dâng sớ mấy lần nữa, vua Tự Đức mới thuận cho ông về nghỉ hẳn tại
quê nhà vào tháng 3 (âm lịch) năm 1863.
Ván 1: Trương Đăng Quế (tiên thắng) Bảo Thanh sứ thần nhà Thanh (Hành cung Thăng Long, Hà Nội, năm 1842)
Ván 2: Lao Sùng Quang, sứ thần nhà Thanh tiên bại Trương Đăng Quế (Kinh đô Phú Xuân, Huế, năm 1849)
Ván 3: Trương Đăng Quế tiên thắng Hoàng Mười (Huế, Xuân 1852)
Trương Đăng Quế (quan nhà Nguyễn 03/12/1793 –
03/1865) thắng sứ thần nhà Thanh (Trung Hoa) trong 2 trận giao đấu cờ tướng tại
hành cung Thăng Long (Hà Nội) năm 1842 và Kinh đô Phú Xuân (Huế) năm 1849.
Trương Đăng Quế sinh ngày 01/11 năm Quý Sửu
(03/12/1793) tại làng Mỹ Khê huyện Bình Sơn (nay thuộc xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh),
tỉnh Quãng Ngãi. Tiên tổ của ông người huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Năm Lê Hy
Tông thứ 10 (1622), tổ đời thứ 6 là Trương Đăng Tường và Nam, làm quan đến Cai
quản, tước Nham Lĩnh bá. Nhân thế, ông Trường làm nhà ở làng Mỹ Khê. Trải qua 4
đời truyền nối làm quan, đến đời cha ông Quế là Trương Đăng Phác, làm tri phủ
cho triều Tây Sơn. Vợ ông Phác là bà Đỗ Thị Thiết, sinh hạ được 8 người con (4
trai, 4 gái), trong đó Trương Đăng Quế là người con thứ 5.
Thuở nhỏ, Trương Đăng Quế có tiếng là văn hay. Năm
1901, khi ông lên 8 tuổi thì cha mất. Tuy nhiên, nhờ chăm học, năm Gia Long thứ
18 (Kỷ Mão, 1819), ông đỗ Hương tiến (tức Cử nhân, đây là học vị cao nhất lúc bấy
giờ). Theo sử nhà Nguyễn thì ông chính là người “đầu tiên” ở Quảng Ngãi đạt học
vị này.
Trương Đăng Quế tự: Diên Phương, hiệu Đoan Trai, biệt
hiệu: Quảng Khê; là danh thần trải 4 triều: Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự
Đức trong lịch sử Việt Nam. Trong 43 năm làm quan ông có 20 năm giữ trọng trách
lớn (có 2 lần nhận di chiếu tôn phò vua mới). Ngoài ra, ông còn là nhà thơ, nhà
sử học, danh thủ cờ tướng, là thầy học của vua Thiệu Trị và một số quý tộc nổi
tiếng khác, trong đó có Tùng Thiện vương và Tuy Lý vương.
Ông được chọn giao đấu cờ tướng với sứ thần nhà
Thanh là Bảo Thanh tại hành cung Thăng Long vào năm 1842 (Thiệu Trị năm thứ 2).
Sau khi lên ngôi, Tự Đức phong ông là Công chính điện
đại học sĩ, tấn phong tước Tuy Thạnh Quận Công. Năm Tự Đức thứ 2(1849), bắt đầu
đặt viện Tập hiền, Trương Đăng Quế được cử làm Kinh diên giảng quan. Cũng vào
năm ấy tại Kinh đô Phú Xuân (Huế) lại diễn ra trận giao đấu cờ tướng giữa
Trương Đăng Quế và Lao Sùng Quang, sứ thần nhà Thanh.
Năm 1860, Trương Đăng Quế xin nghỉ hưu. Sau, Trương
Đăng Quế còn dâng sớ mấy lần nữa, vua Tự Đức mới thuận cho ông về nghỉ hẳn tại
quê nhà vào tháng 3 (âm lịch) năm 1863.
Ván 1: Trương Đăng Quế (tiên thắng) Bảo Thanh sứ thần nhà Thanh (Hành cung Thăng Long, Hà Nội, năm 1842)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét