Thứ Hai, 14 tháng 8, 2017

Khoáng thế kì tài Đổng Văn Uyên lịch sử danh cục




Đổng văn Uyên
1…. X2.5
Xe Đen truy hà mã, Lưu Văn Triết thể hiện nước cờ mạnh mẽ, khí phách của tuổi trẻ.
2. X9-4 P8.3
Tiến pháo hiệp đồng cùng xe công kích ra chiêu hung ác nhưng thiếu tính toán trước, nên sau Đỏ khôn ngoan ra loạt đòn công kích cũng làm cho Đen bất ngờ, choáng váng
3. C3.1 T5.7 4. C7.1 …
Khai cục liên tiếp khí song binh, chiêu pháp hiếm thấy và hiểm hóc, kì tài Đổng Văn Uyên xếp đặt kế hoạch kinh thiên! !
… X2-3
5. T7.9 X3.1 6. M4.2 …
Nước cờ siêu phàm thoát tục, ngạn ngữ cờ có: mã nhập biên tất vong chi thuyết, vì thế lối đi cờ này trước nay kì gia tối kỵ, Vậy nay Đổng Văn Uyên đem ra sử dụng hẵn dấu diếm huyền cơ sâu xa, ý nhị.
… M7/5
Lưu Văn Triết không hổ là cao thủ, Xem xét nước lui mã này có tứ lạng bạt thiên cân chi diệu, (1) phá nát mưu đồ của Đỏ mã 2 tiến 3 rồi xe 4 tiến 6 tróc song, (2) phát hiện âm mư của Đỏ nếu đơn giản chơi sĩ 6 tiến 5, xa 4 tiến 3, pháo 8 tiến 3, xa 1 tiến 1, pháo 8 tiến 1, mã 2 tiến 3, pháo 1 bình 7, xa 1 bình 2, pháo 8 bình 9, xa 2 thối 1, pháo 9 thối 1, xa 6 thối 3 tróc tử pháo Đen. Phát hiện 2 ý đồ trên của Đỏ vây nên Đen c lui mã là chính xác và làm mã Đỏ tiến thoái lưỡng nan, Đen không thể không hài lòng!
7. X4.3 P8.3
Chỉ có một đường Nếu đi pháo 8 tiến 1, xe 1 bình 2, Đen mất pháo .
8. X1.1 P8.1
9. X1-6 …
Một kế không thành, thì tiếp luôn một kế, Đỏ mượn tróc pháo lấy nước đem xe sang phải tìm lập âm mưu mới
… X9-8 10. M2/3…
Lui mã tưởng như bất đắc dĩ, nhưng là lấy lui làmi tiến kế tiếp mã thất tiến ngũ, theo trung lộ mà ra, lúc này nhìn lại chiêu khí binh mới thấy thật là diệu dụng, Hóa ra từ đó đẩy xe Đen vào thế bị mã Đen đuổi đánh. Cấu tứ dữ dội sâu xa!
… X3-2
11. X6.7 …
Tiến xe điểm huyệt đồ nhằm thẳng vào nhược điểm mả Đen oa tâm mà công, liên hoàn kế mục đích là đây, loạt nước công sát dựng thế đã đẩy đến lúc mở màn công kích. Các cao thủ iền bối cách hơn nữa thế kỷ đã làm các hậu bối than phục.
… P8-9
Lưu Văn Triết rõ ràng cảm thấy khí thế, áp lực đến từ đối thủ, nhưng cũng không lùi bước, mà là bình pháo đối công ăn miếng trả miếng.
12. M3.5 …
Nhảy mã trung lộ, cuộc chiến bắt đầu, Đỏ tuấn mã oai phong lẫm liệt cộng thêm 4, 6 lộ yếu đạo song xe phụ trợ trung lộ đại pháo uy lực. Một trận giáp lá cà đã không thể tránh được.
… X2/3
Theo quy luật chung: Trong đối sát trung tốc độ thường thường là nhân tố trọng yếu quyết định thắng bại. Đen đây đột nhiên Đen thay đổi chiến lược kế hoạch, lui xe phòng thủ, trứ pháp trước sau mâu thuẫn \u003F đối mặt thế công mạnh mẻ của Đỏ, Đen đã hoảng sợ và thay đổi kế hoạch, kỳ thật cục diện này, Đen có thể xe 8 tiến 9 bất ngờ bí mật đánh úp cướp trại phản kích tuyệt diệu (kế hoạch đã định từ đầu ) phục kích pháo 9 bình 7 phản kích, có thể khiến Đỏ bất chiến mà tự lui, vây Nguỵ cứu Triệu cũng từng như vậy đó sao.
13. P3.4 C5.1 14. M5.7 …
Đỏ chuẩn bị khí pháo công sát mã chiếm yếu đạo, công việc chuẩn bị tiến công tốt.
… X2-7
15. P5.3 T7/5
Thoái Tượng phòng thủ cũng có ý mở đường công Đỏ. Nhưng thật muộn màng
16. X4-6 …
Diệu thủ, Đỏ tiếp tục dồn ép Đen, làm tiêu trừ luôn chút mông phản kích của Đen, bình xe sau phục tiền xe tiến nhất sau đó Mã thất tiến lục sát. Thủ đoạn hung ác, Đen chỉ còn xe 7 bình 3 đỉnh mã mà thôi.
… X7-3
Đến đây cục diện song phương:
Đen tróc mã giải sát đồng thời phục sát mã,
Đỏ thoáng nhìn tựa hồ thế công đã muốn dứt.Nhưng …
17. M7.8 …
Mã 7 tiến 8 ! Khí mã và một loạt nước diệu thủ tiếp theo ….
… X3.1 18. M8.9 …
Lại tiếp tục khí Pháo, Hai nước nhảy mã khí tử như vén mây cho quang trời. Nghệ thuật tinh úy là đây, tiền bối khai sơn phá thạch đích công phu đủ để cho hậu bối vỗ bàn tán dương!
… X3-4
ứng phó bất đắc dĩ
19. M9.7 X4.1 20. X6/4 P1/2
21. M7.9 …
Vẫn một nước đi mã chặt chẽ, lưu loát, không cho Đen một cơ hội
… T3.1 22. S6.5
Nhẹ nhàng nhưng là một đao trí mạng!
Ván cờ đã xong, Một ván cờ đẹp như một bức tranh, như một diệu khúc.


Trương Đăng Quế (quan nhà Nguyễn 03/12/1793 – 03/1865)

Trương Đăng Quế (quan nhà Nguyễn 03/12/1793 – 03/1865) thắng sứ thần nhà Thanh (Trung Hoa) trong 2 trận giao đấu cờ tướng tại hành cung Thăng Long (Hà Nội) năm 1842 và Kinh đô Phú Xuân (Huế) năm 1849.

Trương Đăng Quế sinh ngày 01/11 năm Quý Sửu (03/12/1793) tại làng Mỹ Khê huyện Bình Sơn (nay thuộc xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh), tỉnh Quãng Ngãi. Tiên tổ của ông người huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Năm Lê Hy Tông thứ 10 (1622), tổ đời thứ 6 là Trương Đăng Tường và Nam, làm quan đến Cai quản, tước Nham Lĩnh bá. Nhân thế, ông Trường làm nhà ở làng Mỹ Khê. Trải qua 4 đời truyền nối làm quan, đến đời cha ông Quế là Trương Đăng Phác, làm tri phủ cho triều Tây Sơn. Vợ ông Phác là bà Đỗ Thị Thiết, sinh hạ được 8 người con (4 trai, 4 gái), trong đó Trương Đăng Quế là người con thứ 5.
Thuở nhỏ, Trương Đăng Quế có tiếng là văn hay. Năm 1901, khi ông lên 8 tuổi thì cha mất. Tuy nhiên, nhờ chăm học, năm Gia Long thứ 18 (Kỷ Mão, 1819), ông đỗ Hương tiến (tức Cử nhân, đây là học vị cao nhất lúc bấy giờ). Theo sử nhà Nguyễn thì ông chính là người “đầu tiên” ở Quảng Ngãi đạt học vị này.
Trương Đăng Quế tự: Diên Phương, hiệu Đoan Trai, biệt hiệu: Quảng Khê; là danh thần trải 4 triều: Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức trong lịch sử Việt Nam. Trong 43 năm làm quan ông có 20 năm giữ trọng trách lớn (có 2 lần nhận di chiếu tôn phò vua mới). Ngoài ra, ông còn là nhà thơ, nhà sử học, danh thủ cờ tướng, là thầy học của vua Thiệu Trị và một số quý tộc nổi tiếng khác, trong đó có Tùng Thiện vương và Tuy Lý vương.
Ông được chọn giao đấu cờ tướng với sứ thần nhà Thanh là Bảo Thanh tại hành cung Thăng Long vào năm 1842 (Thiệu Trị năm thứ 2).
Sau khi lên ngôi, Tự Đức phong ông là Công chính điện đại học sĩ, tấn phong tước Tuy Thạnh Quận Công. Năm Tự Đức thứ 2(1849), bắt đầu đặt viện Tập hiền, Trương Đăng Quế được cử làm Kinh diên giảng quan. Cũng vào năm ấy tại Kinh đô Phú Xuân (Huế) lại diễn ra trận giao đấu cờ tướng giữa Trương Đăng Quế và Lao Sùng Quang, sứ thần nhà Thanh.
Năm 1860, Trương Đăng Quế xin nghỉ hưu. Sau, Trương Đăng Quế còn dâng sớ mấy lần nữa, vua Tự Đức mới thuận cho ông về nghỉ hẳn tại quê nhà vào tháng 3 (âm lịch) năm 1863.

Ván 1: Trương Đăng Quế (tiên thắng) Bảo Thanh sứ thần nhà Thanh (Hành cung Thăng Long, Hà Nội, năm 1842)
Ván 2: Lao Sùng Quang, sứ thần nhà Thanh tiên bại Trương Đăng Quế (Kinh đô Phú Xuân, Huế, năm 1849)
Ván 3: Trương Đăng Quế tiên thắng Hoàng Mười (Huế, Xuân 1852)

Khoáng thế kì tài Đổng Văn Uyên lịch sử danh cục

1…. X2.5 Xe Đen truy hà mã, Lưu Văn Triết thể hiện nước cờ mạnh mẽ, khí phách của tuổi trẻ. 2. X9-4 P8.3 Tiến pháo hiệp đồng cùng ...