Thứ Hai, 14 tháng 8, 2017

Khoáng thế kì tài Đổng Văn Uyên lịch sử danh cục




Đổng văn Uyên
1…. X2.5
Xe Đen truy hà mã, Lưu Văn Triết thể hiện nước cờ mạnh mẽ, khí phách của tuổi trẻ.
2. X9-4 P8.3
Tiến pháo hiệp đồng cùng xe công kích ra chiêu hung ác nhưng thiếu tính toán trước, nên sau Đỏ khôn ngoan ra loạt đòn công kích cũng làm cho Đen bất ngờ, choáng váng
3. C3.1 T5.7 4. C7.1 …
Khai cục liên tiếp khí song binh, chiêu pháp hiếm thấy và hiểm hóc, kì tài Đổng Văn Uyên xếp đặt kế hoạch kinh thiên! !
… X2-3
5. T7.9 X3.1 6. M4.2 …
Nước cờ siêu phàm thoát tục, ngạn ngữ cờ có: mã nhập biên tất vong chi thuyết, vì thế lối đi cờ này trước nay kì gia tối kỵ, Vậy nay Đổng Văn Uyên đem ra sử dụng hẵn dấu diếm huyền cơ sâu xa, ý nhị.
… M7/5
Lưu Văn Triết không hổ là cao thủ, Xem xét nước lui mã này có tứ lạng bạt thiên cân chi diệu, (1) phá nát mưu đồ của Đỏ mã 2 tiến 3 rồi xe 4 tiến 6 tróc song, (2) phát hiện âm mư của Đỏ nếu đơn giản chơi sĩ 6 tiến 5, xa 4 tiến 3, pháo 8 tiến 3, xa 1 tiến 1, pháo 8 tiến 1, mã 2 tiến 3, pháo 1 bình 7, xa 1 bình 2, pháo 8 bình 9, xa 2 thối 1, pháo 9 thối 1, xa 6 thối 3 tróc tử pháo Đen. Phát hiện 2 ý đồ trên của Đỏ vây nên Đen c lui mã là chính xác và làm mã Đỏ tiến thoái lưỡng nan, Đen không thể không hài lòng!
7. X4.3 P8.3
Chỉ có một đường Nếu đi pháo 8 tiến 1, xe 1 bình 2, Đen mất pháo .
8. X1.1 P8.1
9. X1-6 …
Một kế không thành, thì tiếp luôn một kế, Đỏ mượn tróc pháo lấy nước đem xe sang phải tìm lập âm mưu mới
… X9-8 10. M2/3…
Lui mã tưởng như bất đắc dĩ, nhưng là lấy lui làmi tiến kế tiếp mã thất tiến ngũ, theo trung lộ mà ra, lúc này nhìn lại chiêu khí binh mới thấy thật là diệu dụng, Hóa ra từ đó đẩy xe Đen vào thế bị mã Đen đuổi đánh. Cấu tứ dữ dội sâu xa!
… X3-2
11. X6.7 …
Tiến xe điểm huyệt đồ nhằm thẳng vào nhược điểm mả Đen oa tâm mà công, liên hoàn kế mục đích là đây, loạt nước công sát dựng thế đã đẩy đến lúc mở màn công kích. Các cao thủ iền bối cách hơn nữa thế kỷ đã làm các hậu bối than phục.
… P8-9
Lưu Văn Triết rõ ràng cảm thấy khí thế, áp lực đến từ đối thủ, nhưng cũng không lùi bước, mà là bình pháo đối công ăn miếng trả miếng.
12. M3.5 …
Nhảy mã trung lộ, cuộc chiến bắt đầu, Đỏ tuấn mã oai phong lẫm liệt cộng thêm 4, 6 lộ yếu đạo song xe phụ trợ trung lộ đại pháo uy lực. Một trận giáp lá cà đã không thể tránh được.
… X2/3
Theo quy luật chung: Trong đối sát trung tốc độ thường thường là nhân tố trọng yếu quyết định thắng bại. Đen đây đột nhiên Đen thay đổi chiến lược kế hoạch, lui xe phòng thủ, trứ pháp trước sau mâu thuẫn \u003F đối mặt thế công mạnh mẻ của Đỏ, Đen đã hoảng sợ và thay đổi kế hoạch, kỳ thật cục diện này, Đen có thể xe 8 tiến 9 bất ngờ bí mật đánh úp cướp trại phản kích tuyệt diệu (kế hoạch đã định từ đầu ) phục kích pháo 9 bình 7 phản kích, có thể khiến Đỏ bất chiến mà tự lui, vây Nguỵ cứu Triệu cũng từng như vậy đó sao.
13. P3.4 C5.1 14. M5.7 …
Đỏ chuẩn bị khí pháo công sát mã chiếm yếu đạo, công việc chuẩn bị tiến công tốt.
… X2-7
15. P5.3 T7/5
Thoái Tượng phòng thủ cũng có ý mở đường công Đỏ. Nhưng thật muộn màng
16. X4-6 …
Diệu thủ, Đỏ tiếp tục dồn ép Đen, làm tiêu trừ luôn chút mông phản kích của Đen, bình xe sau phục tiền xe tiến nhất sau đó Mã thất tiến lục sát. Thủ đoạn hung ác, Đen chỉ còn xe 7 bình 3 đỉnh mã mà thôi.
… X7-3
Đến đây cục diện song phương:
Đen tróc mã giải sát đồng thời phục sát mã,
Đỏ thoáng nhìn tựa hồ thế công đã muốn dứt.Nhưng …
17. M7.8 …
Mã 7 tiến 8 ! Khí mã và một loạt nước diệu thủ tiếp theo ….
… X3.1 18. M8.9 …
Lại tiếp tục khí Pháo, Hai nước nhảy mã khí tử như vén mây cho quang trời. Nghệ thuật tinh úy là đây, tiền bối khai sơn phá thạch đích công phu đủ để cho hậu bối vỗ bàn tán dương!
… X3-4
ứng phó bất đắc dĩ
19. M9.7 X4.1 20. X6/4 P1/2
21. M7.9 …
Vẫn một nước đi mã chặt chẽ, lưu loát, không cho Đen một cơ hội
… T3.1 22. S6.5
Nhẹ nhàng nhưng là một đao trí mạng!
Ván cờ đã xong, Một ván cờ đẹp như một bức tranh, như một diệu khúc.


Trương Đăng Quế (quan nhà Nguyễn 03/12/1793 – 03/1865)

Trương Đăng Quế (quan nhà Nguyễn 03/12/1793 – 03/1865) thắng sứ thần nhà Thanh (Trung Hoa) trong 2 trận giao đấu cờ tướng tại hành cung Thăng Long (Hà Nội) năm 1842 và Kinh đô Phú Xuân (Huế) năm 1849.

Trương Đăng Quế sinh ngày 01/11 năm Quý Sửu (03/12/1793) tại làng Mỹ Khê huyện Bình Sơn (nay thuộc xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh), tỉnh Quãng Ngãi. Tiên tổ của ông người huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Năm Lê Hy Tông thứ 10 (1622), tổ đời thứ 6 là Trương Đăng Tường và Nam, làm quan đến Cai quản, tước Nham Lĩnh bá. Nhân thế, ông Trường làm nhà ở làng Mỹ Khê. Trải qua 4 đời truyền nối làm quan, đến đời cha ông Quế là Trương Đăng Phác, làm tri phủ cho triều Tây Sơn. Vợ ông Phác là bà Đỗ Thị Thiết, sinh hạ được 8 người con (4 trai, 4 gái), trong đó Trương Đăng Quế là người con thứ 5.
Thuở nhỏ, Trương Đăng Quế có tiếng là văn hay. Năm 1901, khi ông lên 8 tuổi thì cha mất. Tuy nhiên, nhờ chăm học, năm Gia Long thứ 18 (Kỷ Mão, 1819), ông đỗ Hương tiến (tức Cử nhân, đây là học vị cao nhất lúc bấy giờ). Theo sử nhà Nguyễn thì ông chính là người “đầu tiên” ở Quảng Ngãi đạt học vị này.
Trương Đăng Quế tự: Diên Phương, hiệu Đoan Trai, biệt hiệu: Quảng Khê; là danh thần trải 4 triều: Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức trong lịch sử Việt Nam. Trong 43 năm làm quan ông có 20 năm giữ trọng trách lớn (có 2 lần nhận di chiếu tôn phò vua mới). Ngoài ra, ông còn là nhà thơ, nhà sử học, danh thủ cờ tướng, là thầy học của vua Thiệu Trị và một số quý tộc nổi tiếng khác, trong đó có Tùng Thiện vương và Tuy Lý vương.
Ông được chọn giao đấu cờ tướng với sứ thần nhà Thanh là Bảo Thanh tại hành cung Thăng Long vào năm 1842 (Thiệu Trị năm thứ 2).
Sau khi lên ngôi, Tự Đức phong ông là Công chính điện đại học sĩ, tấn phong tước Tuy Thạnh Quận Công. Năm Tự Đức thứ 2(1849), bắt đầu đặt viện Tập hiền, Trương Đăng Quế được cử làm Kinh diên giảng quan. Cũng vào năm ấy tại Kinh đô Phú Xuân (Huế) lại diễn ra trận giao đấu cờ tướng giữa Trương Đăng Quế và Lao Sùng Quang, sứ thần nhà Thanh.
Năm 1860, Trương Đăng Quế xin nghỉ hưu. Sau, Trương Đăng Quế còn dâng sớ mấy lần nữa, vua Tự Đức mới thuận cho ông về nghỉ hẳn tại quê nhà vào tháng 3 (âm lịch) năm 1863.

Ván 1: Trương Đăng Quế (tiên thắng) Bảo Thanh sứ thần nhà Thanh (Hành cung Thăng Long, Hà Nội, năm 1842)
Ván 2: Lao Sùng Quang, sứ thần nhà Thanh tiên bại Trương Đăng Quế (Kinh đô Phú Xuân, Huế, năm 1849)
Ván 3: Trương Đăng Quế tiên thắng Hoàng Mười (Huế, Xuân 1852)

Thứ Hai, 8 tháng 5, 2017

Một số kỳ thủ tiêu biểu trong làng cờ tướng Việt Nam

Là một môn thể thao trí tuệ kinh điển, ngay từ khi du nhập vào Việt Nam, cờ tướng đã được nhiều người yêu thích. Hiện nay, chưa có một số liệu chính thức về số người chơi cờ tướng ở Việt Nam mặc dù cờ tướng được chơi rất phổ biến trong dân gian và các phiên bản game cờ tướng cho cả máy tính và trên các ứng dụng điện thoại, …Theo kinh nghiệm của chúng tôi, trong nhiều giải cờ cấp quốc gia được nhà nước tổ chức, cờ tướng chiếm số lượng người chơi đông đảo ở mọi tầng lớp từ già đến trẻ trên mọi miền đất nước. Trong suốt quá trình du nhập và phát triển tại Việt Nam, trong làng cờ tướng Việt Nam nổi lên nhiều kỳ thủ cờ tướng tiêu biểu như: Nguyễn Vũ Quân, Mai Thanh Minh, Trềnh A Sáng, Nguyễn Thành Bảo, Nguyễn Hoàng Lâm, Ngô Lan Hương, …
1. Mai Thanh Minh
Mai Thanh Minh (1957-2010), sinh tại Bà Chiểu, Sài Gòn. Ông là con thứ tư của ông Mai Văn Phú, một công nhân Sở Trường Tiền Gia Định, người Nam Định. Thân phụ ông là một người mê cờ, cụ tinh tường Quất Trung Bí, Mai Hoa Phổ.
Sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh bần hàn, tuy nhiên, được sự chỉ bảo tận tình của cha, Mai Thanh Minh cũng sớm bộc lộ được năng khiếu chơi cờ tướng từ lúc 12, 13 tuổi.
Năm 1976, Mai Thanh Minh gia nhập Lực lượng Thanh Niên xung phong TP. HCM. 3 năm sau đó, trong một cơn sốt rét nặng nên ông được đưa về với gia đình, lúc này đã chuyển về Phú Nhuận, để điều trị. Trong suốt thời gian điều trị, Mai Thanh Phong có điều kiện thời gian để luyện tập chơi cờ trở lại. Nhờ có thời gian luyện tập cùng với khả năng thiên phú, chàng trai trẻ nhanh chóng trở thành cao thủ cờ tướng nhất vùng. Danh tiếng về Mai Thanh Minh nổi như cồn, đã có không ít các kỳ thủ trẻ đến khiêu chiến và đều bại trước tay ông.

kythutieubieulangcotuongvietnam
Năm 1980, tại giải cờ mừng Xuân do Phòng Thể dục Thể thao Phú Nhuận tổ chức, Mai Thanh Minh, Nguyễn Văn Dũng và Lê Văn Kiết chia nhau những thứ hạng đầu. Tại buổi trao giải, một khách mời đã bất ngờ thách đấu với 3 người bằng cách đánh đồng loạt. Trận đấu đã thu hút nhiều người mê cờ kéo đến xem. Kết quả cuộc đấu biểu diễn hai bên hòa nhau, trong đó Mai Thanh Minh phải thủ hòa với vị khách.
Sau trận thách đấu dẫn đến thủ hòa với vị khách, Mai Thanh Minh nhận ra những nước cờ của mình còn non kém, ông tiếp tục luyện tập và nghiên cứu nhiều nước cờ khác nhau để tăng sức cờ. Trong suốt 5 năm luyện tập và nghiên cứu, ông đã nhiều lần đến thụ giáo danh thủ Phạm Thanh Mai, tham gia nhiều ván cờ và đã đánh bại nhiều cao thủ tại làng cờ danh tiếng. Kể từ sau đó, ông được các kỳ hữu đất Sài thành đặt cho biệt danh “Độc cô cửu kiếm” do lối đánh đa dạng và biến hóa của mình.
Năm 1985, ông tham gia giải Vô địch cờ tướng TP.HCM và đoạt chức vô địch. Từ đó kéo dài chuỗi huyền thoại của ông trong giới kỳ thủ cờ tướng Thành phố Hồ Chí Minh trong suốt 25 năm sau đó.
Thành tích
5 lần Giải Vô địch quốc gia (1992, 1993, 1994, 1995, 1998).
2 lần Á quân Giải Vô địch Quốc gia (1997, 2001)
Hạng 3 Giải Vô địch Quốc gia 1999.
2 lần hạng 1 Phi Hoa Duệ (1993, 1997).
2 lần hạng 2 đồng đội châu Á (1994, 1998).
2 lần hạng 3 đồng đội thế giới (1997, 2001).
Hạng 3 Phật Thừa bôi (1999).
Kỳ thủ Mai Thanh Minh từng nằm trong danh sách được cấp danh hiệu Đặc cấp quốc tế đại sư. Tuy nhiên, do hồ sơ của ông bị thất lạc nên liên đoàn cờ thế giới không sắc phong được).
Ngày 14/ 04/ 2010, danh thủ cờ tướng Mai Thanh Minh đột ngột qua đời ở tuổi 53 sau một cơn tai biến đã để lại niềm tiếc thương vô hạn với người thân và làng cờ Việt Nam.  Người ta ví cuộc đời Mai Thanh Minh cũng giống như những nước cờ trên bàn cờ vậy. Suốt 40 năm với sự nghiệp cờ tướng, ông đã giành trọn vẹn thời gian, công sức, tâm huyết cho môn thể thao trí tuệ này.

2. Nguyễn Vũ Quân (1983 – 2009)
Nguyễn Vũ Quân (1983-2009), sinh tại Hà Nội. Do từ nhỏ, anh em Nguyễn Vũ Quân phải sống xa bố mẹ từ nhỏ nên anh từng có cuộc sống khá phóng túng. Nhờ có cờ tướng, các thầy và đồng đội, anh xa dần với môi trường cũ, sống lành mạnh hơn. Cũng nhờ cờ tướng, anh sống bớt bản năng hơn và hiểu lẽ đời hơn.

kythutieubieulangcotuongvietnam1
Thành tích:
- 3 lần vô địch giải cờ tướng quốc gia Việt Nam các năm 2004, 2005, 2009
- 2005, Huy chương đồng Giải vô địch cờ tướng thế giới
- 2007, Huy chương bạc cá nhân tại Đại hội Thể thao châu Á trong nhà
- Là một trong số ít kỳ thủ ba lần vô địch liên tiếp giải cờ chùa Vua (2007–2009) và được khắc tên lên bia đá lưu danh.
- Là người được công nhận danh hiệu Đặc cấp quốc tế đại sư trẻ nhất Việt Nam
Do một phần ảnh hưởng từ cách sống, một phần sức khoẻ không tốt, Nguyễn Vũ Quân đã mất vì bệnh nặng tại gia đình ở Hà Nội vào tháng 11 năm 2009.
3. Trềnh A Sáng
Trềnh A Sáng (4-11-1962) tại Chợ Lớn, Sài Gòn, (còn gọi là Trềnh A Sáng hay Hà Chảy hay Túy Kỳ Tiên) trong một gia đình công nhân người Việt gốc Hoa. Từ nhỏ, do ảnh hưởng môi trường, ông đã sớm bộc lộ sự quan tâm đặc biệt đến môn cờ tướng.
Từ năm 1978 – 1982, để sinh kế, ông thường đạp xe đi giao giày dép cho các bạn hàng ở chợ Trương Minh Giảng, Nhật Tảo, An Đông, Nguyễn Tri Phương, Ông Tạ, Tân Bình…
Tuy nhiên, về sau, do quá ham mê chơi cờ tướng nên thường xuyên giao hàng chậm trễ và mất mối.
Sau đó, ông chuyển sang làm nghề tiện, nhưng chỉ được vài tháng rồi nghỉ và chuyên chú luyện cờ. Thời gian này, ông bắt đầu kiếm sống bằng cách tham gia những trận cờ độ bất hợp pháp và bắt đầu bước vào con đường kỳ thủ chuyên nghiệp.
Năm 1990, ông bắt đầu tham gia thi đấu các giải cờ tướng

kythutieubieulangcotuongvietnam2
Thành tích:
+/ Đấu trường quốc gia
- Hạng nhất giải Sùng Chính
- Huy chương vàng giải vô địch toàn thành phố Hồ Chí Minh
-  1992, hạng 4 giải vô địch quốc gia
- 6 lần vô địch toàn quốc vào các năm 1996, 2000, 2001, 2002, 2006, 2008 đặc biệt với 3 lần quán quân liên tiếp từ 2000 đến 2002, được làng cờ xưng tụng danh hiệu “Tam liên quán”.
+/ Đấu trường quốc tế
- Hạng 7 cá nhân và hạng nhì đồng đội tại giải vô địch cờ tướng Thế giới lần thứ 9, năm 2005 tại thủ đô Paris (Pháp)
- Vô địch cờ tướng Đông Nam Á năm 1996 tại Philippines
- Hạng 10 cá nhân và hạng 4 đồng đội giải vô địch thế giới năm 1997 tại Hồng Công
- Hạng 6 cá nhân và hạng 4 đồng đội giải vô địch thế giới năm 1999 ở Thượng Hải
- Hạng 2 đồng đội giải vô địch châu Á năm 2000 tại Malaysia
- Hạng 4 cá nhân và hạng 3 đồng đội giải vô địch cờ tướng thế giới năm 2001 tại Ma Cao
- Hạng 2 đồng đội giải vô địch châu Á năm 2002 ở Malaysia…
Tính đến hết năm 2010, ông là một trong 7 kỳ thủ cờ tướng Việt Nam được phong tặng danh hiệu Đặc cấp quốc tế đại sư.
Từ đó cho đến nay, Trềnh A Sáng vẫn tiếp tục với nghiệp cờ tướng của mình thông qua các hoạt động tham gia các giải cờ tướng quốc gia và quốc tế và để lại nhiều thành tích đáng nể.
4. Nguyễn Thành Bảo
Nguyễn Thành Bảo (sinh 1978 tại Nam Định) là một vận động viên cờ tướng của Việt Nam. Anh từng hai lần vô địch quốc gia Việt Nam năm 2007 khi đang khoác áo đội Bà Rịa-Vũng Tàu và 2011 dưới màu áo Hà Nội, là đấu thủ Việt Nam có thành tích cao nhất từ trước đến nay tại giải vô địch cờ tướng thế giới (huy chương bạc năm 2009), kì thủ Việt Nam đầu tiên giành một chức vô địch cờ tướng ngay trên lãnh thổ Trung Quốc khi vô địch giải trẻ châu Á năm 1998 ở Giang Tô.

kythutieubieulangcotuongvietnam3
Thành tích :
- Giải vô địch thế giới:
Đồng đội: Huy chương bạc: 2007, 2009, 2011
Cá nhân: – Huy chương bạc: 2009
- Huy chương đồng: 2007, 2011
- Giải vô địch Việt Nam:Vô địch: 2007, 2011,  Hạng nhì: 2006, Hạng ba: 2009
- Giải cờ tướng trẻ châu Á: Vô địch: 1998
- Đại hội thể thao trong nhà châu Á: Huy chương bạc đồng đội: 2007, 2009
- Đại hội Thể thao châu Á: Huy chương bạc cá nhân: 2010
Năm 2007, Nguyễn Thành Bảo đạt danh hiệu Đặc cấp quốc tế đại sư sau chiếc HCĐ giải cá nhân thế giới cùng chiếc HCB đồng đội, tổ chức tại Bắc Kinh (Trung Quốc).
Bảo có lối đánh bất thường, sáng tạo, tràn đầy ngẫu hứng song cũng rất “điên cuồng” khi gặp phải đối thủ xứng tầm với mình. Anh còn được người hâm mộ đặt cho biệt danh “tay ngộ cờ”.
5. Nguyễn Hoàng Lâm
Nguyễn Hoàng Lâm (sinh 31 tháng 7 năm 1980) sinh Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, Hà Nội và được thân phụ hướng dẫn những nước cờ vua đầu tiên lúc 6 tuổi. Năm lên 10, cậu được gia đình cho theo học cờ tại Trường Năng khiếu TDTT 10 tháng 10 (Hà Nội)… Ba năm sau, Hoàng Lâm cùng gia đình chuyển vào TPHCM, Khi theo học tại Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, Hoàng Lâm từng dự Hội khỏe Phù Đổng TPHCM năm 1998 và đoạt HCV khối học sinh THPT.

kythutieubieulangcotuongvietnam4
Thành tích:
- Cá nhân:
Năm 2011, giành HCV giải cá nhân châu Á và vị trí Á quân giải A1 Việt Nam
Năm 2012, Vô địch cờ tướng Việt Nam
3 lần đạt hạng nhì (2010, 2011, 2014) và 3 lần hạng ba (2004, 2006, 2008) ở giải cờ tướng vô địch quốc gia.
- Đồng đội:
Năm 2010, đạt thành tích xuất sắc tại giải đồng đội Châu Á lần thứ 16 tại Malaysia
Giải nhất đồng đội Nam tại giải A2 toàn quốc tổ chức vào tháng 10 ở TP Đà Nẵng
Năm 2004, Nguyễn Hoàng Lâm được cấp danh hiệu cao quý nhất của làng cờ tướng thế giới “Đặc cấp quốc tế đại sư”.
- Năm 2011, Quán quân giải cờ  autướng cá nhân Châu Á tổ chức tại Ma Cao, vị trí Á quân giải A1 Việt Nam
+ Nguyễn Hoàng Lâm: Năm 2004, đạt chuẩn GM (trước 1 vòng đấu) sau khi giành HCB giải vô địch đồng đội châu Á ở Bắc Kinh. Năm 2010 đoạt HCB nội dung đồng đội tại giải đồng đội Châu Á lần thứ 16 tại Malaysia.
Ngoài ra cũng phải kể thêm rằng một năm về trước (năm 2010) với thành tích xuất sắc tại giải đồng đội Châu Á lần thứ 16 tại Malaysia, Nguyễn Hoàng Lâm cũng đã vinh dự được hiệp hội cờ tướng Châu Á tấn phong danh hiệu Đặc cấp quốc tế Đại ¬Sư. Trong năm 2011 trên sân chơi quốc nội Nguyễn Hoàng Lâm vẫn đã khẳng định được vị thế hàng đầu của mình trong làng cờ hiện nay, khi lần thứ 2 liên tiếp xếp ở vị trí Á quân giải A1 Việt Nam 2011 sau khi thua khá đáng tiếc trước Nguyễn Thành Bảo của Hà Nội tại trận CK. Tại giải A2 toàn quốc tổ chức vào tháng 10 ở TP Đà Nẵng, Nguyễn Hoàng Lâm cũng là kỳ thủ Nam chơi ổn định nhất đóng góp rất nhiều giúp đoàn TP HCM đoạt ngôi số 1 đồng đội Nam. Cá nhân Nguyễn Hoàng Lâm cũng giành chức quán quân cá nhân giải đó.Nguyễn Hoàng Lâm cũng chính là kỳ thủ duy nhất được làng cờ Trung Quốc mời tham dự giải Đại hội TT Trí tuệ thế giới 2011 vừa qua ở Bắc Kinh.
Nguyễn Hoàng Lâm (sinh 31 tháng 7 năm 1980) là một vận động viên cờ tướng của Việt Nam. Anh là vô địch cờ tướng châu Á năm 2011 và vô địch cờ tướng Việt Nam năm 2012. Ngoài ra anh từng 3 lần hạng nhì (2010, 2011, 2014) và 3 lần hạng ba (2004, 2006, 2008) ở giải cờ tướng vô địch quốc gia. Tuy là người gốc Bắc nhưng Nguyễn Hoàng Lâm sinh sống ở Thành phố Hồ Chí Minh và trong các giải đấu cấp quốc gia anh thi đấu cho đội tuyển Thành phố Hồ Chí Minh.

6. Ngô Lan Hương
Ngô Lan Hương (sinh 12 tháng 1 năm 1979) trong một gia đình người Việt gốc Hoa tại Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.\
Sớm biểu lộ năng khiếu chơ cờ, cô bắt đầu tập cờ tại đội năng khiếu Q5 từ năm 1993 cùng lứa các kỳ thủ Trương Lê Hoàng, Vũ Thị Thu, Mai Xuân Cường…
Dấu ấn đỉnh cao đầu tiên của cô vào năm 2001, khi vượt qua mặt đàn chị Lê Thị Hương, nhà vô địch đầu tiên và 7 lần quán quân (trong đó có 6 lần liên tiếp từ 1992-1997), để giành được chức vô địch Giải vô địch cờ tướng Việt Nam lần đầu tiên.

kythutieubieulangcotuongvietnam5
Thành tích:
Quán quân Giải vô địch cờ tướng Châu Á lần 15 và 16 (2011 và 2013)
- 10 lần vô địch nữ quốc gia (2001-02, 2005-11, 2013), trong đó có 7 lần liên tiếp (2005-2011)
- 2 lần Á quân Giải vô địch cờ tướng thế giới (2007, 2009)
- Huy chương Vàng Asian Indoor Games (2007)
-2 Huy chương Đồng Giải vô địch cờ tướng Châu Á (2002 và 2006)
- Á quân cờ tướng Đại hội thể thao trí tuệ thế giới 2011
- Năm 2007, Ngô Lan Hương được phong tặng danh hiệu Quốc tế Đại sư.
Ngày 26 tháng 4 năm 2012, chị lập gia đình với kỳ thủ người Singapore Khang Đức Vinh (Kng Ter Yong), đương kim Tổng thư ký Liên đoàn Cờ Singapore. Không như một số nữ kỳ thủ khác chuyển sang thi đấu cho quốc gia của chồng, cho đến nay chị vẫn thi đấu dưới màu áo Việt Nam.

Ngoài ra còn 1 số kỳ thủ cờ tướng đáng nể khác như : Lý Anh Mậu, Trương Á Minh, Trần Quốc Việt, Nguyễn Hoàng Yến, Lê Thanh Hương, …. Với những thành tích đáng nể, họ đã làm thay đổi bộ mặt cờ tướng Việt Nam và là động lực để thúc đẩy môn thể thao đầy trí tuệ này ở Việt Nam phát triển.

Khoáng thế kì tài Đổng Văn Uyên lịch sử danh cục

1…. X2.5 Xe Đen truy hà mã, Lưu Văn Triết thể hiện nước cờ mạnh mẽ, khí phách của tuổi trẻ. 2. X9-4 P8.3 Tiến pháo hiệp đồng cùng ...